Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2023

Còn nắng trên đồi

Tháng 12 về một cách âm thầm, thỉnh thoảng sững lại nhận ra vậy là sắp hết một năm nữa rồi. Thường, mình cũng như mọi người, đi làm đi học quần quật không có nhiều ý niệm về thời gian. Ngày cuối tuần rảnh rỗi, mình thích dọn dẹp và vun vén để nhìn mọi thứ có vẻ tươm tất nhất có thể, nó làm mình dễ chịu. Sắp xếp lại cái tủ sách cũng vậy, dù sách đọc rồi chẳng mấy cuốn đọc lại, nhưng giữ lại để khi dọn nó có thể nhắc nhở về nhiều chuyện vui buồn.  Hôm mình nói chuyện với B. về chuyện thất tình, mình buột miệng bảo cái buồn thất tình thường là buồn của người trẻ, buồn nghiệp dư, còn buồn thực là cái buồn đến mức không thể buồn được. Nói vậy cũng sai sai, nó chỉ là góc nhìn của mình. Mình hay lấy cái đoạn này biện hộ cho sự thờ ơ với cuộc đời, “ở người nghèo, cái buồn thường phải sớm nhường chỗ cho cái lo. Ấy là cái lo không có gạo ăn, không có tiền mua thuốc cho một người mẹ ốm hay mua bát canh để cúng cha, không có áo cho thằng em trai vào vụ rét sắp tới này,… Những cái lo nhỏ nhặt, ...

Nỗ lực là tên gọi khác của kì tích

Một ngày lê thê, mình lết về nhà trong tâm trạng thất thểu như mấy đứa nhỏ bị giựt mất quà, nó lâu lâu, làm dấy lên suy nghĩ rằng không biết mình đã trưởng thành hay chưa. Dù biết rằng là sự ủ ê đó chỉ xuất hiện khi ở một mình, không bao giờ ảnh hưởng đến công việc hay những mối quan hệ khác, như kiểu mình đối diện với bản thân một cách trần trụi nhất. Rồi tự nhiên, ít nhiều hiểu cái ý của cụ Dos, thật không còn gì bằng khi có thể tìm được một người mà bạn có thể nói chuyện cùng họ như nói với bản thân mình. Nói tới chuyện đó, mình nghĩ tới một chuyện buồn cười. Có bạn kia nói rằng mình hạ thấp tiêu chuẩn lại đi, chứ không ế quài cho coi. Mình bảo là tao không có tiêu chuẩn chứ nói gì hạ thấp, nhưng điều mà người khác coi là tiêu chuẩn thì tao coi đó là điều tự nhiên. Mình hay nói đùa tiêu chuẩn thì là mặt mũi sáng sủa, không đẹp cũng dễ mến, body ngon nghẻ, tánh tành dễ mến, khí chất thanh tao, … thì mới có sự cuốn hút, chớ không lẽ bây giờ nói tui thích một người mập ú ù lì, ăn rồi n...

Tình

Bởi vì viết lách cũng là một cái thú vui mà lâu lâu mới gặp người đồng thanh. Nên mình thấy bỏ đi cũng phí, thôi thì viết thêm đều đặn. Mình đọc được một câu chuyện tình thật thú vị, chia tay rồi quằn quại, và sau đó giật mình nhận ra là lâu rồi cảm xúc mình trơ như sỏi đá trong chuyện yêu đương. Nên, sẽ ngồi vắt óc nghĩ về một chữ Tình, hay đúng hơn, là tâm tình với những ai buồn vui trong tình yêu. Bạn mình bảo, mình là loại khó ưa bởi cái gì có cũng được, không cũng được. Hmm, nghe thì có vẻ dễ chịu nhưng mà kỳ thực đúng là khó, bởi nó ngược lại với dòng đời. Bạn hỏi yêu là gì? Bẵng đi một thời gian, cảm xúc yêu trong mình tự nhiên được khái quát hoá. Từ cái rơm rớm khi mới yêu, sự quấn quít không muốn rời, sự có mặt cho nhau, những cái nắm tay đi thong dong, những dòng tin nhắn vội vàng như báo cáo, những đợi chờ và mong mỏi, những phút mân mê mặn nồng… Rồi khi đổ vỡ, mỗi người chật vật với một nhịp sống mới, thói quen mới, trộn lẫn những cái đã có từ lâu lắm và những cái đã mất má...

Vẫn là chuyện đọc

Chiều mình lết ra tiệm sách quen thuộc với cô bán sách quen thuộc. Cô này mình không biết nên khen hay nên chê, cô đọc rộng và biết nhiều chuyện Đông Tây kim cổ, nhưng mồi tiền mình dữ quá. Mà có thể bạn chưa biết, đến một lúc, có những cuốn sách phải đặt làm, phải dặn trước, phải chờ lâu, và mua trong những lời thủ thỉ khe khẽ vì không dám nói lớn tiếng sợ bị nghe thấy. Và cái bill thì các bạn không ngờ được đâu, nó chẳng thua gì mua mấy chai nước hoa hay giày hiệu. Cứ tự nhủ lòng là mỗi người một sở thích chớ lúc nào mua về cũng rơm rớm. Mình thấy lượng sách mình ôm chắc lên gần hai nghìn cuốn rồi, một nửa là ebook, mình đọc chắc được một nửa số đó, một nửa còn lại chắc chẳng đọc hết được khi ngày càng kén đọc. Ebook giúp tiết kiệm tiền hơn nhiều nên các bạn hãy cân nhắc mua máy đọc sách sớm nha, dù cũng có nhiều cái không khoái bằng cảm giác cầm sách giấy, phàm là mê sách thì cũng mê nhiều thứ linh tinh xung quanh chuyện sách vở. Đọc như vậy để hiểu ra rằng đọc sách không hẳn là tốt...

Có một góc Sài Gòn

Gom lại đôi ba chuyện ở Sài Gòn 1. Từ chỗ làm về gặp trời mưa. Bà cụ bán bánh nướng bên góc đường, ngồi bó gối mắt nhìn vô vọng bên bếp than. Mình tạt sang mua vài miếng, bảo là bánh nóng con mới mua đó. Bà niềm nở đứng nướng lại rồi đưa mình. Mình nhìn tay bà run run, hỏi sao mưa không về nghỉ rồi mai bán cho khỏe hả bà. Bà trừng mắt bảo mưa bán được nhiều mày ơi. Nó gợi cho mình một suy nghĩ gì đó mãi tới lúc về nhà vẫn không cắt nghĩa được, hê hê. 2. Hôm mình đi cắt tóc ở tiệm bên nhà, gặp hai ông bà cụ. Bà kể ông bị tai biến lâu rồi, lúc mới bị yếu gần liệt, rồi từ từ nhúc nhích được. Hồi đó bà cực lắm đó con, con cái đứa nào cũng kêu bận, mình bà chăm. Ông thương bà lắm, nên lúc ông bệnh bà với ông như hình với bóng. Bây giờ dắt ông đi cắt tóc, bà ngồi bên cạnh chờ rồi lướt facebook coi chơi. Mình hỏi sao yêu nhau lắm thế, bà cười nói bà có biết đâu con. Cắt xong bà trả tiền kèm lì xì anh thợ đầu năm. Mình bảo ông sướng, ông cười hề hề rồi nắm tay bà đi về. Cuộc đời cứ trôi nổi ng...

Viết, tư duy, ngụy biện

Chắc mới vài năm trước, có một làn sóng hầm hố đi đâu cũng nghe nói về tư duy phản biện, xong rồi nó lắng xuống. Thỉnh thoảng, lại có người nhắc lại chuyện tư duy phản biện, trong khoa học và y học nói riêng. Thỉnh thoảng, người ta hiểu nhầm rằng cứ lật ngược vấn đề lên, cãi ngược lại, thì gọi là phản biện. Cái quan trọng trước hết là tư duy chứ không phải phản biện/phản luận, bởi nó là một quá trình bền bĩ mài dũa suy nghĩ. Người ta đặt ra nhiều tiêu chí để đánh giá một lập luận, xem nó có thực sự được coi là một lập luận hay không, về mục đích và mệnh đề, thông tin, khái niệm, giả định, suy luận, góc nhìn, hàm ý…  Trong khi chuyện luyện tập tư duy như vậy thường lâu dài và khó nhận thấy, thì chuyện ngụy biện lại dễ nhận ra hơn, dễ thay đổi hơn. Hầu hết thói ngụy biện thường khởi phát từ lối tư duy lấy cái tôi làm trung tâm trong lập luận. Bạn có thể google những lỗi ngụy biện thường gặp như công kích cá nhân, lạm dụng vị thế, nghĩa vụ chứng minh, ngụy biện cá trích, trượt dóc… hầ...

Vì tình thương như hoa nở

Vừa coi clip mấy bạn nữ tỏ thái độ chê bai khi được hỏi muốn có người yêu làm phụ hồ không, sau đó một lố các anh bình luận chửi rủa các bạn gái kia. Chê qua chê lại, thiệt là buồn cười. Dân trí thấp thì đã đành, nhưng mình nghĩ kiểu thích công kích như vậy cũng có ở cả người trí thức, chỉ là nó tinh tế hơn.  Riêng chuyện yêu đương và hôn nhân, thì hình như xu hướng bây giờ vẫn là toan tính nhiều hơn. Rồi hỏi vì sao bây giờ li dị nhiều, vì phụ nữ cũng không còn muốn cam chịu, vì đàn ông thì có mới nới cũ, vì nhiều cơ hội nên người ta dễ bỏ đi tìm mới thay vì hàn gắn… Mình chỉ nghĩ vì tình thương giữa con người với con người ngày càng mất đi, đối lập với nó là lòng tham thì đi lên, đại diện là chủ nghĩa vật chất lên ngôi, đời sống tinh thần và tâm hồn con người ngày càng nghèo nàn, đức tin héo úa, đạo đức cũng băng hoại.  Bạn sẽ nói ngay là vật chất cũng quan trọng (hay cùi hơn là vật chất quyết định ý thức hehe), tất nhiên có sự cân bằng giữa hai phía thì dễ thở hơn, nhưng thự...

Chuyện đọc

Hôm trước đọc được một câu mà quá là cảm khái, thực ra đọc sách càng nhiều thì bạn càng lạnh nhạt với thế giới. Mình vẫn rất tò mò về cái lý do nào hợp lý để mà đọc, vì bản thân mình đọc không vì cái gì rõ ràng. Mình không phải loại đọc nhiều, mỗi năm vài chục cuốn thì không gọi là nhiều như người ta được, nhưng sau cuối, mình cũng thấy càng đọc mình càng lạnh nhạt và thờ ơ với những thứ xung quanh. Đọc vài cuốn triết học, bạn nhận ra những ý niệm cơ bản và thường ngày nhất đôi khi cũng kỳ cục và khó hiểu nhất. Rồi cũng không biết, từ một hợp tử thành hình, sống vài chục năm đủ hỷ nộ ai ố rồi về với bụi, để chi vậy. Rồi khi thấy có ông nào đó bảo rằng cuộc đời căn bản vô nghĩa, bạn vỗ đùi cái bốp, khen phải, phải. Đọc một hai cuốn sử, bỗng từ một nơi u uẩn thâm sâu nào đó bên trong mình, có một sợi dây máu huyết và nòi giống linh thiêng nào đó trở mình thức dậy. Bạn sẽ có những xúc cảm xao động muôn vàn khi chạm tay đến những hòn sỏi, thành quách. Những đọc vài chục cuốn, bạn lại thấy ...

Mùa covid năm ấy

Cách ly ở nhà.  Mỗi sáng, mỗi người đều đứng trước cửa nhà, bịt khẩu trang, nhìn nhau, như chờ cái gì đó mà ai cũng biết nó không tới. Chiều nay xuống nhà thấy bên kia có một bác bịt khẩu trang đứng nhìn ra ngoài qua tấm mành sắt, mình thấy mỗi hai con mắt buồn thiu. Nó gợi cho mình tới những cảnh thời chiến, trong những cuốn sách mình đọc. Mà chẳng hiểu sao mình lại nghĩ tới Cánh đồng chết. Mình không biết nó hay ho gì mà mọi người thích hô khẩu hiệu như vậy, dù ví von thì mình cũng không thích. Bữa nay có nhiều tin không vui. Và con người lại tiếp tục lảm nhảm câu đời vô thường rồi khi nó xảy đến thì vẫn cứ bàng hoàng, vẫn cứ hụt hẩng. Ai cũng bon chen giữa phố thị, tranh với người với đời, cái guồng xoáy đó khó mà tránh được. Nhưng cái thái độ đứng trong cơn xoáy có thể khác nhau, và có thể chọn. Xui xui thì đến lúc nằm xuống, ngoái nhìn những ngày tháng nhọc nhằn đó, mình lại phải thở dài, ồ, sao mà vô nghĩa. Đứng trước ranh giới sinh tử thì tự nhiên sẽ ngẫm ra nhiều điều. Còn ...