Mở bài
Chuyên ngành mình học được coi là chuyên khoa sâu, mà học chừng nào mình thấy nó càng bao la bát ngát chừng đó. Mình là dân Ngoại Khoa nhưng thuộc phái thích sách vở đi trước tay chân, nhưng kiến thức thì cá nhân mình thấy nó mông lung lắm, dần dần phải làm quen với những con số biết nói và trong y khoa, không có gì là tuyệt đối. Nói vậy không có nghĩa là mọi thứ đều mơ hồ, nhưng là mọi thứ có thể sẽ thay đổi theo thời gian và việc cập nhật là quan trọng.
Hôm trước ngồi nói chuyện với một bác sĩ đàn anh, mình hỏi trong Ngoại Nhi anh thấy cái gì đặc sắc nhất, anh nói xoắn tinh hoàn. Hợp ý mình nên ngồi bàn khí thế. Đây là bệnh không phải hiếm, nguy hiểm, dễ bỏ sót, mà lại rất ít người biết. Kể cả bác sĩ chuyên khoa, biết đến nó nhưng lâu lâu vẫn bỏ sót.
Khi bên trường y có chương trình Y học gia đình, mình nghĩ trong một vài buổi đi qua một chuyên khoa thì cái cần nắm nhất là những món đặc sản và có ý nghĩa, như bệnh này thì chỉ cần biết đến sự tồn tại của nó là thành công rồi.
Thân bài
Xoắn tinh hoàn là tình trạng xoắn spermatic cord (thừng tinh), nằm trong Hội chứng bìu cấp - hiểu đơn giản là đột ngột (cấp) đau bìu - thường gặp ở tuổi sơ sinh và dậy thì. Ở sơ sinh phần lớn là xoắn từ trước sinh, ít trường hợp khởi phát sau sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Trong nhóm Hội chứng bìu cấp, có khoảng 10-16% là do xoắn tinh hoàn, còn lại là nguyên nhân khác. Một vài thống kê cho thấy tỉ lệ từ 1/4000 đến 1/25.000 ở nam dưới 25 tuổi, khoảng hơi rộng nhưng con số này không hề nhỏ.
Dấu hiệu thường gặp là đau sưng bìu, thỉnh thoảng có trường hợp ảnh hưởng đến tổng trạng, thỉnh thoảng thì đau bụng hoặc không có biểu hiện rõ. Khám có thể thấy tinh hoàn lên cao, nằm ngang, da bìu đỏ, đau bẹn (nếu tinh hoàn ẩn), các dấu hiệu như mất phản xạ da bìu, blue dot sign, prehn sign đều không chắc chắn. Tóm lại là không phải lúc nào cũng rõ ràng để phát hiện, chỉ có đau là đặc trưng nhất. Một số sách hướng dẫn sử dụng bảng điểm TWIST (nôn/buồn nôn, sưng bìu, tinh hoàn cứng, tinh hoàn lên cao, mất phản xạ da bìu) để đánh giá, độ nhạy độ đặc hiệu cũng tương đối tốt.

Diễn tiến là điều quan trọng cần nhớ
- Phẫu thuật < 6 giờ tính từ lúc khởi phát: 100% cứu được tinh hoàn
- 6-12 giờ: khoảng 70% giữ được
- Sau 12 giờ: khoảng 20% giữ được, sau 24 giờ thì gần 0%.
Vì tính khẩn cấp đó mà nguyên tắc chẩn đoán là khi trẻ đau bìu, nghĩ tới xoắn tinh hoàn cho tới khi có bằng chứng loại trừ. Và nguyên tắc điều trị của xoắn tinh hoàn là phẫu thuật khẩn, cho phép phẫu thuật thám sát khi nghi ngờ (kiểu thà giết lầm còn hơn bỏ sót).
Kết bài
Theo kinh nghiệm ít ỏi của mình thì phần lớn những trường hợp đúng xoắn tinh hoàn, khi đến bệnh viện đều muộn, thậm chí muộn nhiều ngày, nên cắt bỏ tinh hoàn hết. Take home messages thì đơn giản:
- Có 1 bệnh gọi là xoắn tinh hoàn.
- Cho mọi người: bé trai đau bìu, nghĩ tới xoắn tinh hoàn, hốt vô bệnh viện liền.
- Cho nhân viên y tế: bệnh nhân đau bụng thì phải khám bìu, nhất là trẻ em.
Chuyên ngành mình học được coi là chuyên khoa sâu, mà học chừng nào mình thấy nó càng bao la bát ngát chừng đó. Mình là dân Ngoại Khoa nhưng thuộc phái thích sách vở đi trước tay chân, nhưng kiến thức thì cá nhân mình thấy nó mông lung lắm, dần dần phải làm quen với những con số biết nói và trong y khoa, không có gì là tuyệt đối. Nói vậy không có nghĩa là mọi thứ đều mơ hồ, nhưng là mọi thứ có thể sẽ thay đổi theo thời gian và việc cập nhật là quan trọng.
Hôm trước ngồi nói chuyện với một bác sĩ đàn anh, mình hỏi trong Ngoại Nhi anh thấy cái gì đặc sắc nhất, anh nói xoắn tinh hoàn. Hợp ý mình nên ngồi bàn khí thế. Đây là bệnh không phải hiếm, nguy hiểm, dễ bỏ sót, mà lại rất ít người biết. Kể cả bác sĩ chuyên khoa, biết đến nó nhưng lâu lâu vẫn bỏ sót.
Khi bên trường y có chương trình Y học gia đình, mình nghĩ trong một vài buổi đi qua một chuyên khoa thì cái cần nắm nhất là những món đặc sản và có ý nghĩa, như bệnh này thì chỉ cần biết đến sự tồn tại của nó là thành công rồi.
Thân bài
Xoắn tinh hoàn là tình trạng xoắn spermatic cord (thừng tinh), nằm trong Hội chứng bìu cấp - hiểu đơn giản là đột ngột (cấp) đau bìu - thường gặp ở tuổi sơ sinh và dậy thì. Ở sơ sinh phần lớn là xoắn từ trước sinh, ít trường hợp khởi phát sau sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Trong nhóm Hội chứng bìu cấp, có khoảng 10-16% là do xoắn tinh hoàn, còn lại là nguyên nhân khác. Một vài thống kê cho thấy tỉ lệ từ 1/4000 đến 1/25.000 ở nam dưới 25 tuổi, khoảng hơi rộng nhưng con số này không hề nhỏ.
Dấu hiệu thường gặp là đau sưng bìu, thỉnh thoảng có trường hợp ảnh hưởng đến tổng trạng, thỉnh thoảng thì đau bụng hoặc không có biểu hiện rõ. Khám có thể thấy tinh hoàn lên cao, nằm ngang, da bìu đỏ, đau bẹn (nếu tinh hoàn ẩn), các dấu hiệu như mất phản xạ da bìu, blue dot sign, prehn sign đều không chắc chắn. Tóm lại là không phải lúc nào cũng rõ ràng để phát hiện, chỉ có đau là đặc trưng nhất. Một số sách hướng dẫn sử dụng bảng điểm TWIST (nôn/buồn nôn, sưng bìu, tinh hoàn cứng, tinh hoàn lên cao, mất phản xạ da bìu) để đánh giá, độ nhạy độ đặc hiệu cũng tương đối tốt.
Diễn tiến là điều quan trọng cần nhớ
- Phẫu thuật < 6 giờ tính từ lúc khởi phát: 100% cứu được tinh hoàn
- 6-12 giờ: khoảng 70% giữ được
- Sau 12 giờ: khoảng 20% giữ được, sau 24 giờ thì gần 0%.
Vì tính khẩn cấp đó mà nguyên tắc chẩn đoán là khi trẻ đau bìu, nghĩ tới xoắn tinh hoàn cho tới khi có bằng chứng loại trừ. Và nguyên tắc điều trị của xoắn tinh hoàn là phẫu thuật khẩn, cho phép phẫu thuật thám sát khi nghi ngờ (kiểu thà giết lầm còn hơn bỏ sót).
Kết bài
Theo kinh nghiệm ít ỏi của mình thì phần lớn những trường hợp đúng xoắn tinh hoàn, khi đến bệnh viện đều muộn, thậm chí muộn nhiều ngày, nên cắt bỏ tinh hoàn hết. Take home messages thì đơn giản:
- Có 1 bệnh gọi là xoắn tinh hoàn.
- Cho mọi người: bé trai đau bìu, nghĩ tới xoắn tinh hoàn, hốt vô bệnh viện liền.
- Cho nhân viên y tế: bệnh nhân đau bụng thì phải khám bìu, nhất là trẻ em.