Chuyển đến nội dung chính

Hiện sinh là gì

 What is existentialism?


Triết học hiện sinh là một trong những phong trào triết học ‘xuống phố’ nổi bật và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế kỷ trước. Ở nước mình hầu hết không được tiếp cận nhiều về triết học trong học đường, hoặc bị ám ảnh bởi chữ triết quá xa vời mà quên đi bản chất thực của triết học nói chung là chỉ ra một con đường.


Khi bạn từng tự hỏi những câu như Vì sao tôi sống, Tại sao tôi vẫn tồn tại, Ý nghĩa của cuộc sống là gì?… thì là đang tiệm cận đến một trong những vấn đề căn bản và quan trọng nhất của triết học, và cả tôn giáo nếu cố gắng tách biệt hai bộ môn này. Nhiều trường phái đã chỉ ra, hoặc ngụ ý dựa trên ngôn từ, câu trả lời riêng cho những câu hỏi đó. Riêng phái hiện sinh thì vẫn duy trì một quan điểm quan trọng, là mọi thứ đều vô nghĩa. Không có một mục đích nào đằng sau sự tồn tại của chúng ta.  


Triết học hiện sinh thường được nhắc tới với các tên tuổi như Dostoyevsky, Nietzsche, hay Kierkegaard. Nhưng thực tế, những triết gia lớn có vai trò đưa phong trào này thực sự xuống phố, phổ biến đến cộng đồng là Sartre, Camus và Heidegger qua những tác phẩm gần gũi của họ, trong thời gian thế giới có quá nhiều biến động. 



Khác với các phong trào triết học khác, không có một hệ thống lý luận và logic chặt chẽ nào chung cho hiện sinh, mà nó thay đổi theo thời gian và theo quan điểm của từng người. Dù ngôn từ của họ có khác nhau, điều chung nhất của tất cả các triết gia này, như đã nói, là cuộc sống vô nghĩa, và người tạo ra ý nghĩa là CHÍNH BẠN. Vế sau rất quan trọng vì nó là yếu tố phân biệt chủ nghĩa hư vô (nihilism). 


Không có gì đúng, không có gì sai. Nghe rất mông lung, nhưng thực chất mọi thứ đều mông lung như vậy. Khi đánh giá một quyết định, và đi đến tận cùng của lý luận thì thường quyết định đó dựa trên một nền tảng không hề chắc chắn, các tiên đề rất dễ bị đập vỡ. Vì vậy, không có lựa chọn nào đúng hẳn, chỉ có lựa chọn CỦA BẠN. Tuy nhiên, lựa chọn có thể sai, là khi bạn tuân theo lựa chọn của một ai khác, và luôn cho rằng cuộc sống này có ý nghĩa nhất định nào đó. 


Dù lựa chọn gì đi nữa, trên tất cả, bạn cần nhớ rằng bạn là một tồn tại tự do. Không có bất kỳ điều gì bạn chắc chắn phải làm. Bạn có thể vẽ lại cuộc đời của bạn bất kỳ khi nào bạn muốn, bất kỳ cách nào bạn muốn. 


“Man is condemned to be free; because once thrown into the world, he is responsible for everything he does” - Sartre.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tự thuật

1993-2010: tuổi thơ dữ dội 1993: được ba mẹ đẻ ra đời 1998: leo cửa sổ té bị đinh đâm xuyên mép miệng, vẫn còn vết sẹo kỷ niệm 1999: đi học a bờ cờ ở trường làng, bị cô gõ đầu vì học ngày càng ngu 2000: lần đầu được lên hồ bơi, lộn qua hồ bơi người lớn suýt chết đuối, tới giờ vẫn không biết bơi 2001: lỡ tay ném đá trúng đầu bạn chảy máu thành dòng, bị cô cho một cái bợp tay, quất 5 roi, bắt quỳ 2003: đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh được giải Nhì, chị nói nhục 2004: đậu thủ khoa vô cấp 2, quyết tâm thành con ngoan trò giỏi 2006: ba ném cho cái ghế trúng đầu suýt mù, dắt mẹ chạy 2007: lại đi thi 3 môn, lại giải Nhì nhưng lần này không có ai giải Nhất 2008: đậu thủ khoa vô cấp 3 kèm lớp chuyên Lý, tự gom tiền mua cái máy vi tính tập đánh máy 2010: đi thi quốc gia cùng đàn anh mà vô tình được giải, thầy tưởng học giỏi 2011: khóc cười - tiếp tục bị gọi đi thi dù hết thích nhưng vô tình lại được giải Nhì, được miễn thi tốt nghiệp - ngồi viết đơn li dị cho ba mẹ, dắt mẹ vô Nam 2011-13-15: vô tr...

Cứ bình thường thôi?

Chiều tắt. Phía xa xa thành phố, những vệt cuối cùng loé lên sau cục mây đang ngượng ngùng ửng hồng. Con đường đen sẫm bỗng như dài ra hun hút trong gió chiều, thỉnh thoảng lại dấy lên những làn sóng đong đưa của hàng cây đứng đều tăm tắp, cùng một đoạn nhạc du dương văng vẳng.. lòng mình tự nhiên dịu đi không ít. Nhìn vạt nắng như nan quạt, mình trộm nhớ lại ngày nhỏ còn đứa cuốn chiếu, đứa ôm bóng, dắt nhau ra bãi cỏ nhỏ lọt thỏm trong lòng ngôi làng, để nằm đợi những vệt nắng hồng đầu tiên đâm lên từ hàng bạch đàn núp cuối cánh đồng. Ở đó, cơn gió buổi sớm còn mang theo hơi sương lành lạnh, mơn man vuốt ve khuôn mặt những đứa nhỏ lem luốc, vỗ về những ngày tháng êm đềm không dài, không ngắn. Cái đoạn này, nhạc vang lên: Nụ cười về trên nét môi, hạnh phúc tôi, một góc trời Rồi lớn rồi đi học rồi đi làm. Thời gian thoăn thoắt trôi đi, cuốn theo con người lao vào những mối lo ở đời để lâu lâu, nhìn lại, ngờ ngợ thấy rằng mình đã lớn chưa. Ở tuổi nửa già nửa trẻ, không phải quá long bon...

Hoa Mộc Lan

Viết tặng một người, đủ mạnh mẽ, đủ dịu dàng.  1.  29 Tết. Những ngày cuối năm đường vẫn đông, nắng lác đác mùi hanh hao, thỉnh thoảng lại tắt biến đâu mất sau mấy cục mây. Mấy ngày này cứ tưởng Saigon cũng có mùa thu. Trong ký ức của mình, mùa này ở quê là mùa của khô môi, của bầu trời xam xám, của những đốm trắng hoa sầu đâu lắc lư theo gió. Mình rất thích những ngày gần Tết ở làng, hớn hở chờ được nghỉ học, mong chờ những ngày vui hiếm hoi của năm. Khi những ông bà cụ ngồi mong chờ con cháu về, chắp tay đi quanh nhà, chốc chốc dừng lại nhìn ra ngõ. Những cô chú cũng bắt đầu bớt việc đồng, dành thời gian vun vén nhà cửa. Tụi con nít háo hức chờ quà anh chị đi xa đem về, chờ hàng quà ngày tết. Chợ quê tấp nập, thêm nhiều hoa trái. Người dân làng thường hỏi thăm nhau đã chuẩn bị được gì, kể nhau nghe những nỗi lo trước ngày đón năm mới.  Mùi ở quê thích hơn nhiều so với mùi khói bụi thị thành. Mình thường đạp xe vi vu những trưa đi học về, khi những ngày hiếm hoi trời đã ...