Chuyển đến nội dung chính

Tự tình - làm cà phê

Đăng lại cái đoạn tâm tình khi mình muốn làm cà phê mà sau mấy năm nhìn lại, chí thì không nhụt mà gian nan đập cho bẹp dí. Thôi để làm kỷ niệm, còn kinh nghiệm thì nghiệm lại thấy kinh hehe. 
"Nói đến Việt Nam, bạn bè quốc tế sẽ nhớ về chiến tranh, một nỗi niềm không biết nên vui hay nên buồn. Thế hệ trước đã đổ máu để gìn giữ một đất nước trọn vẹn và hòa bình, trách nhiệm đưa đất nước vươn mình có lẽ thuộc về những thế hệ hậu chiến. Ai cũng hiểu rằng chiến tranh là đau thương, nhưng không thể phủ nhận lịch sử loài người là lịch sử của chiến tranh. Hiểu lịch sử có quan trọng không?

Nhiều doanh nhân khi kể chuyện thường trích dẫn Tam Quốc, Xuân Thu, về binh pháp Tôn Tử ứng dụng trong kinh doanh, những thứ đó là lịch sử, tiếc là không phải lịch sử nước mình. Nhiều cuốn sách dạy triết lý đạo đức hay chiến lược lãnh đạo như Khổng, Mạnh, Musashi, Machiavelli hay Clausewitz, những cái đó là lịch sử, tiếc lại không phải lịch sử nước mình. Bất cứ chuyên môn hay ngành nghề nào cũng có lịch sử của nó, mỗi câu chuyện lịch sử đều để lại những bài học lớn.

Sẽ có người cho rằng, không giỏi lịch sử tôi vẫn có cuộc sống và công việc tốt mà. Đúng vậy, không ai nhất thiết phải giỏi lịch sử, nhưng biết về lịch sử là tất yếu. Mỗi người Việt dù không giỏi sử đều biết về vua Hùng, về Triệu Đinh Lý Trần, về 3 lần đánh thắng Mông-Nguyên hay 4000 năm văn hiến. Đó là sợi dây tinh thần xác tín chúng ta cùng thuộc về một dân tộc, là mối liên kết bền chặt thấm sâu của máu huyết và nòi giống. Một công dân không nhất thiết giỏi lịch sử, nhưng khi bước ra ngoài một người không tự trả lời được những điều cơ bản họ là ai từ đâu tới, vùng đất của họ có những gì thì không phải kì lạ sao? Một người tôn trọng lịch sử, tất yếu là một người hiểu biết và cũng được tôn trọng.

Bài học từ Nhật Bản hay những con rồng châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong và gần đây sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc, khiến tin rằng, mỗi đất nước chỉ có thể đi lên bằng nội lực của chính mình, xuất phát từ tinh thần dân tộc, trong cội nguồn ý thức của dân tộc đó. Một dân tộc mạnh tất yếu có bề dày lịch sử và mọi công dân hiểu rõ và tự hào về bề dày lịch sử đó.

Mình sinh ra ở đất Quảng Trị khô cằn cháy lửa, cũng đau đáu với nỗi đau chiến tranh, với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với sự khốn khó của con người, như nhiều thế hệ khác. Thay vì ngủ vùi trong quá khứ hay ăn mày dĩ vãng, mình ấp ủ ý tưởng làm một điều gì đó. May mắn là mình tìm được nhóm bạn rồi xây dựng thương hiệu cà phê B52 Bean - như thách thức lại nghịch cảnh của quá khứ, với mong muốn gây dựng một hình ảnh mới và hồi sinh sức sống mới cho quê hương bằng chính thế mạnh của mảnh đất này.

Tham vọng thì nhiều, nhưng trước mắt mỗi sản phẩm cà phê của B52 Bean sẽ gắn kết với những câu chuyện lịch sử nhân văn, suy ngẫm giá trị truyền thống, gợi lại lòng tự hào dân tộc và khởi đầu cho tương lai mới. Cà phê của B52 Bean là thương hiệu cà phê lịch sử, vừa là một đặc sản, vừa là cầu nối những người yêu sử Việt. Mình hi vọng cà phê không chỉ là thức uống bổ dưỡng cho não mà sẽ khơi dậy tinh thần dân tộc, làm bừng tỉnh sức sống âm ỉ nhưng cuồn cuộn của giống Rồng Tiên."


Bài đăng phổ biến từ blog này

Tự thuật

1993-2010: tuổi thơ dữ dội 1993: được ba mẹ đẻ ra đời 1998: leo cửa sổ té bị đinh đâm xuyên mép miệng, vẫn còn vết sẹo kỷ niệm 1999: đi học a bờ cờ ở trường làng, bị cô gõ đầu vì học ngày càng ngu 2000: lần đầu được lên hồ bơi, lộn qua hồ bơi người lớn suýt chết đuối, tới giờ vẫn không biết bơi 2001: lỡ tay ném đá trúng đầu bạn chảy máu thành dòng, bị cô cho một cái bợp tay, quất 5 roi, bắt quỳ 2003: đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh được giải Nhì, chị nói nhục 2004: đậu thủ khoa vô cấp 2, quyết tâm thành con ngoan trò giỏi 2006: ba ném cho cái ghế trúng đầu suýt mù, dắt mẹ chạy 2007: lại đi thi 3 môn, lại giải Nhì nhưng lần này không có ai giải Nhất 2008: đậu thủ khoa vô cấp 3 kèm lớp chuyên Lý, tự gom tiền mua cái máy vi tính tập đánh máy 2010: đi thi quốc gia cùng đàn anh mà vô tình được giải, thầy tưởng học giỏi 2011: khóc cười - tiếp tục bị gọi đi thi dù hết thích nhưng vô tình lại được giải Nhì, được miễn thi tốt nghiệp - ngồi viết đơn li dị cho ba mẹ, dắt mẹ vô Nam 2011-13-15: vô tr...

Cứ bình thường thôi?

Chiều tắt. Phía xa xa thành phố, những vệt cuối cùng loé lên sau cục mây đang ngượng ngùng ửng hồng. Con đường đen sẫm bỗng như dài ra hun hút trong gió chiều, thỉnh thoảng lại dấy lên những làn sóng đong đưa của hàng cây đứng đều tăm tắp, cùng một đoạn nhạc du dương văng vẳng.. lòng mình tự nhiên dịu đi không ít. Nhìn vạt nắng như nan quạt, mình trộm nhớ lại ngày nhỏ còn đứa cuốn chiếu, đứa ôm bóng, dắt nhau ra bãi cỏ nhỏ lọt thỏm trong lòng ngôi làng, để nằm đợi những vệt nắng hồng đầu tiên đâm lên từ hàng bạch đàn núp cuối cánh đồng. Ở đó, cơn gió buổi sớm còn mang theo hơi sương lành lạnh, mơn man vuốt ve khuôn mặt những đứa nhỏ lem luốc, vỗ về những ngày tháng êm đềm không dài, không ngắn. Cái đoạn này, nhạc vang lên: Nụ cười về trên nét môi, hạnh phúc tôi, một góc trời Rồi lớn rồi đi học rồi đi làm. Thời gian thoăn thoắt trôi đi, cuốn theo con người lao vào những mối lo ở đời để lâu lâu, nhìn lại, ngờ ngợ thấy rằng mình đã lớn chưa. Ở tuổi nửa già nửa trẻ, không phải quá long bon...

Hoa Mộc Lan

Viết tặng một người, đủ mạnh mẽ, đủ dịu dàng.  1.  29 Tết. Những ngày cuối năm đường vẫn đông, nắng lác đác mùi hanh hao, thỉnh thoảng lại tắt biến đâu mất sau mấy cục mây. Mấy ngày này cứ tưởng Saigon cũng có mùa thu. Trong ký ức của mình, mùa này ở quê là mùa của khô môi, của bầu trời xam xám, của những đốm trắng hoa sầu đâu lắc lư theo gió. Mình rất thích những ngày gần Tết ở làng, hớn hở chờ được nghỉ học, mong chờ những ngày vui hiếm hoi của năm. Khi những ông bà cụ ngồi mong chờ con cháu về, chắp tay đi quanh nhà, chốc chốc dừng lại nhìn ra ngõ. Những cô chú cũng bắt đầu bớt việc đồng, dành thời gian vun vén nhà cửa. Tụi con nít háo hức chờ quà anh chị đi xa đem về, chờ hàng quà ngày tết. Chợ quê tấp nập, thêm nhiều hoa trái. Người dân làng thường hỏi thăm nhau đã chuẩn bị được gì, kể nhau nghe những nỗi lo trước ngày đón năm mới.  Mùi ở quê thích hơn nhiều so với mùi khói bụi thị thành. Mình thường đạp xe vi vu những trưa đi học về, khi những ngày hiếm hoi trời đã ...