Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

Beauty and truth

(Lược dịch từ tác phẩm của Aziz Nesin) Từ những gì cậu nghe được, Murat biết rằng ông mình làm thơ nhưng cậu không biết thơ là gì. Một sáng mùa xuân, khi đang ngồi trước ban công cùng ông, và ông đang đọc báo, cậu hỏi: - Ông ơi, ông có làm thơ đúng không? Ông ngẩng đầu nhìn cậu: - Đúng rồi, thỉnh thoảng ông có làm thơ. Murat tò mò. Thơ là thứ gì. Bố mẹ cậu không làm thơ, nhưng ông thì có. Có nghĩa là không phải tất cả mọi người đều làm thơ. Tại sao mọi người không làm thơ? Có thể vì họ không biết cách viết thơ. Cậu có thể làm thơ khi cậu đi học, khi biết cách đọc và viết? Rất nhiều câu hỏi như vậy phủ kín trong đầu Murat. Cậu không thể vượt qua sự tò mò của mình: - Ông à, thơ là gì? Ông lại một lần nữa ngẩng đầu khỏi tờ báo, nhìn cháu mình qua cặp kính và mỉm cười: - Rất khó để giải thích… - Ông cứ nói chó cháu, cháu sẽ hiểu được.. Murat tự tin. - Tất nhiên cháu sẽ hiểu, nhưng thật khó để ông có thể giải thích. Như mọi khi, Murat tiếp tục những câu hỏi liên miên: - Tại sao lại khó ạ - ...

Tự thuật

1993-2010: tuổi thơ dữ dội 1993: được ba mẹ đẻ ra đời 1998: leo cửa sổ té bị đinh đâm xuyên mép miệng, vẫn còn vết sẹo kỷ niệm 1999: đi học a bờ cờ ở trường làng, bị cô gõ đầu vì học ngày càng ngu 2000: lần đầu được lên hồ bơi, lộn qua hồ bơi người lớn suýt chết đuối, tới giờ vẫn không biết bơi 2001: lỡ tay ném đá trúng đầu bạn chảy máu thành dòng, bị cô cho một cái bợp tay, quất 5 roi, bắt quỳ 2003: đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh được giải Nhì, chị nói nhục 2004: đậu thủ khoa vô cấp 2, quyết tâm thành con ngoan trò giỏi 2006: ba ném cho cái ghế trúng đầu suýt mù, dắt mẹ chạy 2007: lại đi thi 3 môn, lại giải Nhì nhưng lần này không có ai giải Nhất 2008: đậu thủ khoa vô cấp 3 kèm lớp chuyên Lý, tự gom tiền mua cái máy vi tính tập đánh máy 2010: đi thi quốc gia cùng đàn anh mà vô tình được giải, thầy tưởng học giỏi 2011: khóc cười - tiếp tục bị gọi đi thi dù hết thích nhưng vô tình lại được giải Nhì, được miễn thi tốt nghiệp - ngồi viết đơn li dị cho ba mẹ, dắt mẹ vô Nam 2011-13-15: vô tr...

Hiện sinh là gì

 What is existentialism? Triết học hiện sinh là một trong những phong trào triết học ‘xuống phố’ nổi bật và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế kỷ trước. Ở nước mình hầu hết không được tiếp cận nhiều về triết học trong học đường, hoặc bị ám ảnh bởi chữ triết quá xa vời mà quên đi bản chất thực của triết học nói chung là chỉ ra một con đường. Khi bạn từng tự hỏi những câu như Vì sao tôi sống, Tại sao tôi vẫn tồn tại, Ý nghĩa của cuộc sống là gì?… thì là đang tiệm cận đến một trong những vấn đề căn bản và quan trọng nhất của triết học, và cả tôn giáo nếu cố gắng tách biệt hai bộ môn này. Nhiều trường phái đã chỉ ra, hoặc ngụ ý dựa trên ngôn từ, câu trả lời riêng cho những câu hỏi đó. Riêng phái hiện sinh thì vẫn duy trì một quan điểm quan trọng, là mọi thứ đều vô nghĩa. Không có một mục đích nào đằng sau sự tồn tại của chúng ta.   Triết học hiện sinh thường được nhắc tới với các tên tuổi như Dostoyevsky, Nietzsche, hay Kierkegaard. Nhưng thực tế, những triết gia lớn có vai trò đưa ...

XOẮN TINH HOÀN - bệnh cấp cứu bị lãng quên

Mở bài Chuyên ngành mình học được coi là chuyên khoa sâu, mà học chừng nào mình thấy nó càng bao la bát ngát chừng đó. Mình là dân Ngoại Khoa nhưng thuộc phái thích sách vở đi trước tay chân, nhưng kiến thức thì cá nhân mình thấy nó mông lung lắm, dần dần phải làm quen với những con số biết nói và trong y khoa, không có gì là tuyệt đối. Nói vậy không có nghĩa là mọi thứ đều mơ hồ, nhưng là mọi thứ có thể sẽ thay đổi theo thời gian và việc cập nhật là quan trọng. Hôm trước ngồi nói chuyện với một bác sĩ đàn anh, mình hỏi trong Ngoại Nhi anh thấy cái gì đặc sắc nhất, anh nói xoắn tinh hoàn. Hợp ý mình nên ngồi bàn khí thế. Đây là bệnh không phải hiếm, nguy hiểm, dễ bỏ sót, mà lại rất ít người biết. Kể cả bác sĩ chuyên khoa, biết đến nó nhưng lâu lâu vẫn bỏ sót. Khi bên trường y có chương trình Y học gia đình, mình nghĩ trong một vài buổi đi qua một chuyên khoa thì cái cần nắm nhất là những món đặc sản và có ý nghĩa, như bệnh này thì chỉ cần biết đến sự tồn tại của nó là thành công rồi. T...

Miền thùy dương

"Cuộc đời vui quá không buồn được"- Tuân Nguyễn Chiều dồn về một góc trời, cái lúc tiêu điều xơ xác nhất ngày thì mình cũng đâm hay nghĩ ngợi. Những con phố chật chội, người tấp nập từ tứ phương đang lặng lẽ lùa thân xác về tổ ấm của họ sau một ngày chật vật làm việc, mưu sinh. Mình có hẹn với anh, nhưng kiểu đường xá này thì chắc chắn anh đến muộn, anh báo trước rồi. Lâu quá rồi kể từ lần cuối gặp anh. Mình ngồi vắt chân im lặng, bên tách cà phê tí tách, đếm những tích tắc đồng hồ trôi. Không gian thì sững lại, mình trầm ngâm nhớ lại những ngày cũ, lúc mình còn là một thằng nhóc hàng xóm của anh. Anh nghèo, phải xếp loại nhất nhì cái xóm nghèo của mình. Cái xóm đó nghèo nhất nhì cái làng chài hẻo lánh nép bên bờ biển miền Trung. Dân chài thì sống chết cũng với biển, nhà anh cũng vậy. Anh là con cả, với bốn đứa em nheo nhóc trong mái tranh lụp xụp che tạm mưa nắng, cái cảnh đó cũng không hiếm gì trên mảnh đất sỏi đá này. Mình thì may hơn chút đỉnh, nhà chỉ có hai chị em, mình...

Ta về với ta

Mình hướng nội, còn bị tật tham đọc nhiều thứ hổ lốn mà vừa thích thưởng thức cuộc sống dù hồi nhỏ cũng chật vật hơn nhiều người. Thành ra, mình biết rõ mình muốn gì và nên làm gì từ rất sớm, ít khi nghe ai khuyên và rất hiếm khi đi khuyên ai, nhưng vẫn thích làm một người lắng nghe. Vài năm lại đây, mình gặp rất nhiều người kể về chuyện đời của họ, mà hầu như ai cũng có ít nhiều xu hướng quay về lại nhìn vào bên trong, để hiểu chính mình.  Mình hay nói càng hiện đại thì con người càng cô đơn, càng nhiều lựa chọn thì càng khó lựa chọn. Từ khi nào mà con người lại đi xa bản thân mình đến vậy, để rồi có khi tóc hai màu mới lơ ngơ lần mò trên con đường đi về lại với chính mình?  Nói như tâm lý học thì ai cũng lớn lên với một phức cảm tự ti. Con người khôn sớm quá, họ quan sát và biết làm nhiều thứ trước khi cơ thể họ cho phép làm được. Biết cách chạy trước khi ngồi vững, biết trái cây trên bàn ăn được trước khi có thể tự đứng để với tay...lực bất tòng tâm sinh ra cảm giác tự ti v...

Viết một chút

Hồi sinh viên mình luôn thấy bận rộn, mặc dù sáng tới bệnh viện cũng lê lết hành lang vì sách đọc không hết nên không biết phải làm gì, chiều thì cúp học đi làm kiếm tiền, thành ra học hành cùi bắp. Được cái mình chăm đọc sách tào lao, cũng đều đều mỗi năm mấy chục cuốn, đọc xong lại ham đi đây đó ngó cái này sờ cái kia. Một vài năm sau khi ham hố nhiều thứ, mình cảm giác được khả năng sắp xếp thời gian của mình đã đạt cảnh giới thượng thừa hehe. Những khi rảnh rỗi, thường sau khi thi xong một đợt, mình hay trốn vào một góc quán cafe nào đó, ngồi bó gối nếm cafe, ngóc đầu ra phố nhìn người đi lại, rồi viết vớ vẩn những thứ hổ lốn mà mấy năm góp lại chắc cũng được cuốn tiểu thuyết. Có một khoảng thời gian với nhiều biến cố, nhìn lại thấy lúc đó mình cũng hờ hững, có lẽ vì sớm biết mình tay trắng vào đời nên có chuyện gì xảy ra cũng nhẹ như không. Đơn giản nhất là kiếm chỗ vắng vẻ nhiều cây cối mà đi. Mình nhớ nhất lần leo núi ban đêm, lên lưng chừng núi thì tìm đường vô chùa xin nước tắ...

Hoa Mộc Lan

Viết tặng một người, đủ mạnh mẽ, đủ dịu dàng.  1.  29 Tết. Những ngày cuối năm đường vẫn đông, nắng lác đác mùi hanh hao, thỉnh thoảng lại tắt biến đâu mất sau mấy cục mây. Mấy ngày này cứ tưởng Saigon cũng có mùa thu. Trong ký ức của mình, mùa này ở quê là mùa của khô môi, của bầu trời xam xám, của những đốm trắng hoa sầu đâu lắc lư theo gió. Mình rất thích những ngày gần Tết ở làng, hớn hở chờ được nghỉ học, mong chờ những ngày vui hiếm hoi của năm. Khi những ông bà cụ ngồi mong chờ con cháu về, chắp tay đi quanh nhà, chốc chốc dừng lại nhìn ra ngõ. Những cô chú cũng bắt đầu bớt việc đồng, dành thời gian vun vén nhà cửa. Tụi con nít háo hức chờ quà anh chị đi xa đem về, chờ hàng quà ngày tết. Chợ quê tấp nập, thêm nhiều hoa trái. Người dân làng thường hỏi thăm nhau đã chuẩn bị được gì, kể nhau nghe những nỗi lo trước ngày đón năm mới.  Mùi ở quê thích hơn nhiều so với mùi khói bụi thị thành. Mình thường đạp xe vi vu những trưa đi học về, khi những ngày hiếm hoi trời đã ...